CN1: 56B đường số 4 nối dài, KP3, P. An Lạc, Q. Bình Tân, HCM -- CN2: 74 Tân Canh, P. 1, Q. Tân Bình, HCM

CÔNG NGHỆ NGÀY NAY VÀ CON DAO HAI LƯỠI ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ

23/02/2020
  • Zalo

CÔNG NGHỆ NGÀY NAY VÀ CON DAO HAI LƯỠI ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ

Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh vì quá mệt mỏi trong việc chăm sóc trẻ nhỏ mà vô tình khiến trẻ tiếp cận với công nghệ từ rất sớm. Điều này cũng chính là con dao hai lưỡi và mang nhiều tác hại xấu cho sức khỏe cũng như sự phát triển của các em.

Công nghệ phát triển được coi là bước tiến vượt bậc của nhân loại. Song, đối với trẻ em, nó vẫn còn là một khái niệm quá đỗi xa vời. Thực tế thì đã có rất nhiều bậc phụ huynh biến khái niệm đó trở nên gần gũi với các con từ rất sớm, khiến trẻ tiếp xúc với công nghệ một cách thành thạo mà quên mất rằng chính nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt khá nhiều.

Ảnh hưởng mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ

Trong độ tuổi từ 0 đến 2, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Trong thời gian này, giọng nói của cha mẹ, những lần chơi đùa cùng nhau sẽ giúp xây dựng nhận thức trong não của trẻ, giúp trẻ học được cách gắn kết tình cảm với người khác, đặc biệt những người chúng thường xuyên tiếp xúc.

Tuy nhiên, với những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với công nghệ, màn hình smartphone hay máy tính bảng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng và trong nhiều trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ sâu sắc giữa trẻ và cha mẹ".

Có thể "gây nghiện"

Smartphone và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được bất cứ thứ gì chúng muốn chỉ bằng một cú nhấp tay. Tuy nhiên, nếu không dạy trẻ cách sử dụng điều độ, kiểm soát xung đột hoặc tự thử thách chính mình, đó sẽ là đặc điểm của một tính chất "gây nghiện".

Một trong những điều tuyệt vời của smartphone và máy tính bảng đó là luôn có những điều mới mẻ để khám phá và sự mới mẻ đó gần như vô hạn. Vì lý do đó, rất khó để từ bỏ và ngưng sử dụng những thiết bị này.

Tăng nguy cơ trẻ béo phì

Tỷ lệ trẻ béo phì ngày càng gia tăng, nhất là trẻ ở những thành phố lớn. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe này là do trẻ tiếp xúc với công nghệ quá sớm, chơi điện tử quá "độ" khiến trẻ thường ngồi lì một chỗ, rất ít vận động. Hơn nữa, chơi game làm trẻ hưng phấn, khiến trẻ ăn, uống những thức ăn có nhiều đường không được người lớn giám sát.

Ảnh hưởng xương

Rất khó để kéo trẻ ra khỏi thế giới trò chơi mà chúng đang tập trung trên thiết bị thông minh. Chơi game quá nhiều giờ, trẻ phải ngồi lâu một chỗ và lười vận động khiến cho xương của trẻ khó phát triển một cách toàn diện.

Tổn thương mắt

Trẻ tập trung chú ý chơi trò chơi điện tử quá lâu, cộng với ánh sáng của thiết bị công nghệ sẽ gây mỏi mắt cho trẻ do mắt phải điều tiết nhiều. Ngoài ra, những yếu tố như khoảng cách từ mắt trẻ tới vật dụng thực hiện trò chơi không đảm bảo theo quy định, hoặc lượng ánh sáng không đủ hay quá sáng… đều có thể gây tổn thương cho đôi mắt của trẻ, làm cho trẻ có cảm giác nhìn mờ, nheo mắt, nhức đầu, thậm chí có thể làm trẻ bị cận thị, loạn thị… nhanh chóng.

Ảnh hưởng phát triển tâm lý

Thông thường, trẻ cần được phát triển tâm lý tự nhiên bằng cách tiếp xúc với những người khác để biết cảm thông, chia sẻ, biết thể hiện cảm xúc, hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp xã hội, các kỹ năng cộng đồng.

Thiếu kỹ năng cộng đồng

Học tập những kỹ năng cộng đồng là một yếu tố cần thiết để tạo nên thành công cho một đứa trẻ, tuy nhiên nếu nghiện smartphone và máy tính bảng, trẻ em sẽ không còn hứng thú với việc học tập các kỹ năng cộng đồng.

Với các ảnh hưởng nêu trên, cho trẻ tiếp xúc với công nghệ từ sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Thay vì tiếp cận với các thiết bị thông minh, quý phụ huynh hãy dành thời gian nhiều hơn để chơi cùng con và thấu hiểu con hơn trên mọi phương diện của trẻ.

Nguồn: vneconomy.vn